Chỉ còn hai ngày nữa là đến Tết Hàn
thực. Tôi lại càng nhớ bà ngoại tôi da diết. Đã nhiều năm rồi tôi không còn được
cùng ngoại chuẩn bị món bánh trôi, bánh chay và món bánh trần - tôi thấy có gia
đình ở Hà Nội gọi đó là bánh trứng ngỗng. Ngoại tôi giờ đã đi xa. Bao ký ức một
thuở bỗng ùa về khi ai đó nhắc đến ba chữ “Tết Hàn thực”.
Bánh trôi, bánh chay, có lẽ gia
đình nào ở Hà Nội cũng biết nhưng món bánh trần có lẽ không nhiều người biết lắm!?
Ngày tôi còn bé, bố tôi đi công tác
suốt nên 3 mẹ con tôi thường ở hẳn bên nhà ông bà ngoại trên một con phố cổ của
Hà Nội. Tôi vẫn nhớ như in, trước Tết Hàn thực một tuần, bà ngoại tôi đã mua sẵn
gạo nếp cái hoa vàng, hành khô và ít hạt tiêu.
Bao giờ, ngoại cũng ngâm gạo, đỗ
xanh từ tối hôm trước, sáng sớm hôm sau, ngoại tôi vo gạo lại cho sạch rồi rồi
đem xay kỹ, trút bột nước vào túi vải treo lên cho róc hết nước, nhào lại bột
cho dẻo, mịn.Ngoại luôn dặn hai mẹ con tôi “Con nhớ cho tỷ lệ 9 phần nếp, 1 phần
tẻ để làm vỏ bánh, như thế thì bánh mới dẻo, nếu nhiều nếp quá, bánh dính và chảy,
còn nhiều tẻ thì bánh sẽ bị cứng, ăn cũng không ngon. Còn đỗ xanh, mẹ chọn đỗ
tiêu, nhỏ, thơm và phải nhặt kỹ những hạt sạn, hạt hỏng”.
Tôi thấy ngoại tôi viên bột thành
những viên to như quả trứng ngỗng, tròn, đều nhau. Để làm nhân bánh, ngoại chuẩn
bị thịt ba chỉ hoặc thịt sấn vai, băm nhỏ, rồi hành khô, đập dập, sau đó cũng
băm nhỏ trộn lẫn với thịt. Hạt tiêu rang chín, giã nhỏ và trộn vào thịt, trộn
thêm một chút gia vị, và phải trộn thật đều tay, vì nếu không, bánh sẽ chỗ nhạt,
cho đậm, chỗ cay nhiều, chỗ cay ít. Trộn xong, ngoại tôi bắc chảo, xào cho thịt
chín thơm. Đậu xanh sau khi được ngoại tôi ngâm kỹ, đồ chín, rồi giã nhuyễn. Vừa
giã ngoại vừa dặn mẹ con tôi phải nhớ loại bỏ tiếp những hạt đỗ sượng vì những
hạt đỗ đó có giã nữa cũng không nhuyễn mà dễ làm mất đi mùi thơm vốn có của đỗ
xanh. Chờ thịt nguội, ngoại tôi trộn đỗ xanh đã giã nhuyễn với thịt rồi viên lại
thành những viên tròn, nhỏ làm nhân bánh. Khi cho nhân vào giữa viên bột
và để vào lòng bàn tay trái, dùng hai bàn tay vê tròn cho kín. Đun nước sôi, thả
nhẹ nhàng từng viên bánh vào luộc và đun nhỏ lửa, khi bánh nổi lên là chín, vớt
ra, thả vào chậu nước đun sôi để nguội cho săn mình và đỡ bị dính, cho bánh vào
đĩa, gạn khô nước.
Cả gia đình tôi ai cũng thích món
bánh trần, thích cái dẻo dẻo của vỏ bánh, cái đậm đà của thịt, vị cay cay của hạt
tiêu và mùi thơm của hành khô, của đỗ xanh. Những ngày Tết Hàn thực, ngoại tôi
thường ưu tiên làm nhiều bánh trần hơn bánh chay và bánh trôi, phần vì cả nhà đều
thích ăn, phần vì ngoại để dành vài đĩa gửi biếu mấy cụ hàng xóm.
Những năm sau ngày ngoại tôi đi xa,
thỉnh thoảng lắm mẹ con tôi mới làm bánh trần vì mẹ tôi cũng bệnh tật liên
miên, tôi thì bận học, bận đi làm, rồi lập gia đình.
Tôi bỗng chạnh lòng khi nhớ lại thời
thơ ấu của mình. Vậy mà lâu lắm rồi, tôi không còn bận bịu với việc ngâm gạo,
ngâm đỗ, xay bột...Tiện đường đi làm về, dừng lại một quán nhỏ trên vỉa hè, thế
là có đĩa bánh trôi, bát bánh chay. Nhưng hình như không quán nào thấy bán món
bánh trần!?
Chao ôi, món bánh trần của ngoại, của
mẹ, có lẽ dù bận việc, nhưng tôi cũng sẽ thu xếp làm món bánh đó để thắp hương
ngoại, để biếu bố mẹ tôi, để cho các con tôi biết về một món ăn, một kỷ niệm ấu
thơ của tôi.
Diệu Thu
Đọc mà thấy những kỷ niệm thật thân thương,nhớ món bánh trần chính là nhớ đến bà ngoại ! 3/3 này chúc AP làm món bánh trần thật ngon để cho cả nhà thưởng thức nhé ! :)
Trả lờiXóaThu bay vui ve nhe SN
XóaNhững món đặc sản của quê hương sẽ nặng lòng những người xa xứ! Hi vọng một dịp nào đó Người miền Trung này sẽ thưởng thức món ngon gia truyền này!
Trả lờiXóaDa em cam on anh nhieu nhe!
XóaMai chị có được ăn món này do em làm không? :D
Trả lờiXóaChi oi, nho Ha Long qua ne
XóaCả 2 thứ: "tết hàn thực" và " bánh trần" anh đều ko biết chút nào
Trả lờiXóaChỉ biết bánh trôi nước thôi, nhìn giống bánh trôi mà em...
[img] http://i1043.photobucket.com/albums/b439/pikop2010/graphic-287.gif [/img]
Trả lờiXóaÔI món bánh ngon tuyệt
Bánh ngon mà ăn một mình
Trả lờiXóaKhác nào bát phố , người tình không đi
Em nhớ ngoại lắm phải không? Chia sẻ cùng em nỗi nhớ về ngoại nhé!
Trả lờiXóaChị rất khâm phục trí nhớ của em khi kể lại cách thức làm món bánh trần. Món bánh ngoại làm chắc hẳn rất ấn tượng đúng không em? Từ bài viết này của em, món bánh trần và Tết Hàn thực sẽ hiện diện trong nhà các blogger cũng nên em ạ.;)
Thèm bánh trần của e quá bé ơi ?
Trả lờiXóaĐể lần này mình với Diệu Thu về quê rồi mua bánh trần tặng cuocsonmien nha. hehe
XóaĐọc bài này nhớ Ngoại quá nàng ơi...
Trả lờiXóaFải Hoa Hồng Vàng ko ta?
XóaChẹp chẹp... Hồi chiều nhận tin nhắn của Pink ngay lúc cao trào công việc nên không xem bánh trần ngay được. Xem giờ này thiệt là tội nghiệp cái bao tử của Thư quá đi...
Trả lờiXóaLúc đó Anh Thư đang vi vu với tui đó Diệu Thu. hehe
XóaThôi mà em, anh hứa lần này nghỉ lễ giỗ pác Hùng được 3 ngày, anh đưa mẹ con em về quê ngoại nha. hehe
Trả lờiXóaNhìn những chiếc bánh này lại liên tưởng đến nhiều thứ ...ngon! hê hê !
Trả lờiXóaNăm nay DT làm giống ngoại ngày xưa đi
Trả lờiXóaLúc này thì mình đang nhớ Mẹ và món bánh trôi lắm nàng ạ.
Trả lờiXóaNàng luôn vui nhé, DT!
Món bánh này làm cũng giống làm bánh trôi phải không Pink? Nhưng nghe cái tên rất lạ, mình cũng lần đầu tiên nghe tên bánh này đó.
Trả lờiXóaEm biết bánh này.
Xóaở miền Nam ngày xưa em ở 7 năm, em thường ăn . ( tpHCM ). Có tên là BÁNH ÍT TRẦN. Người bán hàng thường bán chung với món BÁNH BÈO. Nhưng nói về nhân, hình như mỗi nơi mỗi khác.
ở miền Bắc mình, hình như còn gọi là BÁNH TRÔI TÀU thì phải. Gần ngõ nhà em, có bà bán bánh ( thường bán theo mùa Đông ). Nhân không có thịt. Thya vào là đỗ xanh, đõ đen, dừa nạo sợi, vừng, .... Em thấy bà ấy làm nhân đủ thứ lung tung hết. Sau đó, có cả nước đường sôi sùng sục. rắc thêm vừng bên ngoài, dừa nạo sợi, thả lên vài thìa nước cốt dừa ... Hic, ăn tuyệt luôn.