Chỉ còn 3 tháng nữa là cu Dũng – cậu con trai đầu lòng của
Hương, cô bạn học cùng ĐH với tôi, vào lớp “vỡ lòng”. Lại đúng dịp vợ chồng
Hương phải đi xa Hà Nội một thời gian, nên Dũng được gửi đến nhà tôi.
Ngày mồng 1 tháng 6 vừa rồi, tôi đưa cu cậu đi xem phim 3D “Trận hùng chiến xứ
sở lá cây” ở Trung tâm chiếu phim Quốc gia. Lúc về qua đường Láng, cho cu cậu
vào một nhà sách để chọn đồ dùng học tập. Loáng một cái, hai cô cháu đã sắm được
nào cặp, sách giáo khoa, vở viết, phấn viết, bảng học sinh… Chỉ còn thiếu bút mực
và bút chì. Ngắm nghía một lúc, tôi hỏi một nhân viên ở nhà sách:
- Em có thể giới thiệu cho chị loại bút nào viết đẹp, hợp với các bé bắt đầu đi
học lớp 1 không?
- Chị lấy của nội hay của ngoại ạ? Em thấy có mấy Cty của Việt Nam làm cũng tốt,
mẫu mã cũng được, mà giá không đắt chị ạ!
- Vậy phiền em lấy cho chị 4 chiếc!
- Không, của ngoại cơ. Cháu ứ thích của… phò đâu – Dũng níu tay tôi đòi.
- Cháu nói gì thế Dũng? -Tôi đỏ mặt nhìn Dũng rồi nhìn sang chị bán hàng – Sao
cháu nói bậy thế?
- Bậy là bậy thế nào ạ? Cháu thấy bố cháu bán hàng, bảo cái gì rẻ là… phò mà.
Mấy hôm sau, tôi cho cháu tập viết. Đến phần ghép từ, cháu làm cả nhà tôi “hết
hồn”. Chả là tôi cho cháu ghép một số phụ âm với một số vần như: Ai, on, út,
ít, eo, éo… Các vần khác không có chuyện gì xảy ra nhưng đến vần “éo”, cháu cho
ngay phụ âm “đ” vào. Tôi ngạc nhiên: “Sao cháu lại ghép từ này? Cháu có hiểu
nghĩa của từ đó là gì không?” Thằng bé nhìn tôi, trợn tròn mắt: “Cô cứ như người
từ hành tinh khác ấy nhỉ! Từ này mà cô không biết à?”.
Rồi Dũng hồ hởi: “Bố cháu và các chú đến nhà cháu vẫn hay nói thế mà cô. Nếu cô
không tin, hôm nào bố cháu về, cô cứ hỏi, bố cháu lại chả khen cháu nhớ giỏi ấy
chứ! Hàng ngày, cháu còn thấy các cô các chú ấy nói: “Ô kê con dê”, “Chuyện nhỏ
như con thỏ”, “Thanh kiu vinamiu”, “Điêu vãi”…
Cháu càng hớn hở, hả hê kể chuyện bao nhiêu, thì tôi lại càng thấy lo lắng bấy
nhiêu. Trẻ em như búp trên cành, non nớt từ suy nghĩ đến hành động, người lớn
nói sao, làm sao, trẻ chỉ biết bắt chước chứ nào đã hiểu được cặn kẽ vấn đề. Chỉ
mong các bậc phụ huynh chú ý đến lời ăn tiếng nói, kẻo làm hỏng mất vốn từ vựng
trong sáng của con em mình.
Diệu Thu
Thế đấy em! Trẻ con học cái xấu cái mà người lớn hay dùng rất nhanh. mặc dù chúng chẳng hiểu được ya nghĩa cái từ mình nói ra. cHUYỆN NÀY THÌ có thật 100%. Đây là chuyện của con gái anh: Khoảng 20 tháng tuổi cháu dc về quê. Ba mẹ bận don dẹp, cơm nước, chăm sóc ông bà nên cháu tha hồ chạy chơi với mấy đứa anh chị họ. Chúng nó hay dùng từ "Tổ cha Mi" thế là cháu học luôn. Khi bác gái thấy cháu đang nghịch nước ở giếng bác cười và nói mấy câu bằng tiếng địa phương, cháu chẳng hiểu gì liền đế luôn "Tổ cha mi" xanh rờn!
Trả lờiXóaÔi buồn cười thế anh!
XóaGần mực thì đen... chả bao giờ sai, dù bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu..
Trả lờiXóaDạ vâng đúng thế anh ạ
XóaSự vô tình của người lớn lại hình thành tính cách của con trẻ...hic
Trả lờiXóaỪ nàng
XóaChị rất thích đọc tản văn em viết. Ngắn gọn, xúc tích và rất ý nghĩa.
Trả lờiXóaEm phổng hết mũi rồi nè chị
XóaPink viết câu chuyện nhỏ rất hay và có ý nghĩa.
Trả lờiXóaXH bây giờ thực dụng và xô bồ lắm, trẻ thơ không được uốn nắn và dạy kỹ hay nhiễm thói "leo" từ chính cha mẹ chúng. Mong rằng ai làm cha mẹ cũng nên nhìn lại "cung cách ứng xử" để trẻ con vào đời còn ngát mùi hương trang giấy trắng tinh khôi Pink nhỉ?
Chiều an lành HB nhé
XóaĐây là vấn đề nan giải đó Pink. Mình như là hạt muối nhỏ bỏ xuống sông. Mà xã hội thì đầy ra đó những điều trông thấy mà nghe nhói lòng. Đổ lỗi cho ai khi các cháu lớn lên hỏng cả lời ăn tiếng nói? Nhà trường à?
Trả lờiXóaChào Anh Thư, hổng biết là lỗi tại ai nhỉ!
XóaEm viết hay lắm. Anh cũng có câu: Trẻ hư thân do già nất nết. khà!
Trả lờiXóaGià mất nên nên trẻ hư thân. Hì
XóaBuồn em nhỉ:(
Trả lờiXóaCó lần chị cho học sinh tìm một thành ngữ để lắp vào một nội dung đã giải thích sẵn, em ấy đọc câu "được voi đòi Hai bà Trưng". Chị hỏi "em nói thật hay nói đùa đấy?" thì em rất ngạc nhiên, nhìn quanh tìm người đồng thuận với mình. Và chị thấy mình thật trống rỗng trước một thực tại không thể phủ nhận được ấy, em ạ.
Trăn trở của em thật đáng trân trọng. Ước gì người ta đừng nghiên cứu những gì cao siêu, mà hãy từ những điều gần gũi thiết thực nhất, phải không em?
Dạ học trò bây giờ học những cái linh tinh lung tung thì nhanh lắm chị Loan ạ!
Xóa